Cọc biên có nên ép sát tường nhà hàng xóm?

15/09/2023 404

Để trả lời cho câu hỏi cọc biên có nên ép sát tường nhà hàng xóm không bạn cần phải trả lời được 2 câu hỏi sau.

 

1. Có khả năng sau này nhà hàng xóm ép cọc được sát tường nhà mình không?

 

Có thể bạn sẽ nghĩ là nếu nhà mình làm trước nhà hàng xóm mà ép cọc sát biên hết đất, sau này nhà hàng xóm làm nhà cũng ép cọc hết đất thì vô hình chung 2 cọc của 2 nhà sát nhau như vậy có thể xuất hiện hiệu ứng nhóm cọc làm giảm khả năng chịu tải của cọc.

Tuy nhiên, điều đó chỉ là trong suy nghĩ mà thôi. Vì thực tế không thể xảy ra trường hợp này.

Chọn gạch xây đất sét nung thế nào là tốt?
Sai lầm khi làm bê tông lót móng giảm nghiêm trọng chất lượng công trình
Nguy hiểm! Đập đầu cọc bê tông sai bét! Có cọc cũng như không!
Cách xử lý đầu cọc bị âm, râu thép cọc ngắn không đủ neo vào đài móng
Quy trình thi công móng cọc chi tiết, những tranh cãi và lưu ý

Bởi vì nhà hàng xóm ép cọc sau khi nhà mình đã làm xong đã có tường nên nhà hàng xóm không thể ép cọc được sát nhà mình (hết đất), do để thi công được (ép neo hay ép tải cũng vậy) cần phải có một khoảng cách nhất định từ mép cọc biên đến nhà bên cạnh.

Khoảng cách này nếu ép tải tối thiểu là 500mm, ép neo tối thiểu là 300-400mm.

Bài hãy xem lý giải của mình về khoảng cách này TẠI ĐÂY.

Khoảng cách này vô hình chung nó thỏa mãn điều kiện các tim cọc cách nhau tối thiểu 3D (ví dụ cọc 200×200 là: 3*200 = 600mm).

Như vậy sẽ không thể có hiệu ứng nhóm cọc xảy ra tại các cọc biên với cọc nhà bên cạnh.

ép cọc biên

Mép cọc biên phải cách nhà bên cạnh tối thiểu 500mm

 

Như vậy nếu bạn làm nhà trước mà mượn được đất nhà hàng xóm để thi công (đặt hệ dầm, giàn ép cọc) thì hoàn toàn có thể ép cọc biên hết đất nhà mình được.

Khi đó cột có khả năng nằm ngay trên đỉnh cọc, đài móng sẽ đỡ bị LỆCH TÂM hơn.

 

2. Nhà mình có khả năng bị “bềnh trồi” khi nhà hàng xóm ép cọc biên không?

 

Giả sử bạn làm nhà trước, hàng xóm làm sau. Thì theo lý luận ở trên khoảng cách từ tim đến tim cọc biên 2 nhà tối thiểu cũng đạt 3D, như vậy sẽ không có hiệu ứng nhóm cọc.

Nghĩa là các cọc hầu như không bị tác động ngang ảnh hưởng đến nhau, điều này sẽ làm giảm khả năng cọc ép sau làm trồi cọc ép trước.

Còn để trả lời được chính xác câu hỏi trên thì quả thực khó có thể có một câu trả lời vừa lòng được.

Vì nó còn phụ thuộc vào đất có bị xô ngang không, nhà bên cạnh ép lực bao nhiêu, có sâu hơn cọc nhà mình không, nhà mình móng làm có tốt không, làm mấy tầng…

Thông thường nếu như cả 2 nhà đều làm móng cọc thì sẽ rất hiếm xảy ra trường hợp “bềnh trồi” nhà bên cạnh, vì cả 2 đều là móng sâu để trồi được cọc nhà bên cạnh lên là rất khó.

Nếu nhà bên cạnh là nhà móng nông (móng cốc, băng, hoặc móng tạm bợ xây nhà cấp 4) thì khả năng “bềnh trồi” sẽ cao hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, điều này cũng phụ thuộc vào chất đất khi ép cọc có bị xô ngang không, tải ép lớn hay nhỏ, ép neo hay ép tải (thường ép tải thì mức độ ảnh hưởng lớn hơn do phải chất tải có trọng lượng rất lớn sát nhà bên cạnh phổ biến 60 – 90 tấn).

Việc chất tải này có thể gây lún đất vùng biên và làm xệ hoặc bềnh nhà bên cạnh nếu là móng nông.

 

Hình ảnh trên là mình thi công ép tải 70 tấn, độ sâu 25m, nhà bên cạnh 4 tầng móng băng, cao độ đặt tải ép ngay dưới chân móng băng nhà bên cạnh luôn (nhà đã bị nghiêng trước khi nhà mình thi công cọc), bên cạnh còn có nhà cấp 4 nữa.

Có một cái là nhà hàng xóm chỉ giao với nhà này ở mặt hậu của nhà ống chứ không phải mặt bên (chỉ rộng khoảng 4,5m). Nên phạm vi ảnh hưởng theo phương này mình nghĩ nếu có cũng rất ít.

Và sau khi ép xong mình không thấy nhà hàng xóm bị ảnh hưởng gì cả (có theo dõi độ nghiêng/ nứt nhà bên cạnh trước và sau ép cọc).

Theo mình suy luận thì do địa chất chỗ này đất rất mềm, xốp (ép cọc 250×250 được sâu tận 25m cơ mà) nên đất này không bị xô ngang, 3 đốt đầu xuống tùn tụt, áp lên không được 40 tấn, sang đốt thứ 4 mới tăng áp mạnh và đốt thứ 5 thì bềnh tải.

Theo mình thì với đất thịt thì khả năng dễ bị xô ngang trồi nhà bên cạnh hơn đất mềm tơi xốp này.

Tốt nhất là bạn nên ép thử 1 tim tại một vị trí nào đó mà nhỡ như có ảnh hưởng tới nhà hàng xóm thì cũng không gây hậu quả nhiều.

Sau khi có kết quả ép thử, có thể điều chỉnh lại vị trí tim ép cách xa (mở rộng đài ra) hơn nếu thấy nhà hàng xóm bị ảnh hưởng.

 

Tóm lại,

Nếu đất nhà bạn không cho phép để cọc biên cách xa nhà hàng xóm thì bạn cứ làm bình thường thôi, quan sát cẩn thận, ép thử trước.

Nếu đất còn rộng thì nên để cách xa một khoảng hở vừa lấy không khí ánh sáng, móng đúng tâm sẽ tiết kiệm chi phí hơn Móng Lệch Tâm lại vừa an toàn khi thi công.

 

Còn rất nhiều vấn đề mà bạn cần nắm được khi thi công nhà phố.

Nếu bạn quan tâm và có nhu cầu tìm hiểu Thi công, Bóc tách và Lập chi phí nhà dân, nhà phố thì mình đang có khóa học: QS Nhà Phố thực chiến.

Khóa học này không chỉ dừng lại ở đúng kỹ thuật, chất lượng mà mình còn chia sẻ những kinh nghiệm để hao hụt vật liệu ít nhất có thể, rút ngắn tiến độ thi công, hy vọng sẽ đem lại lợi nhuận cũng như tốn ít chi phí nhất cho ngôi nhà của bạn.

Bạn cũng có thể tải Ebook Trí Tuệ QS tại TRANG CHỦ (miễn phí) để hiểu rõ hơn về mình cũng như nghề QS.

Kỹ sư. Vương Danh Thắng,

Admin: xaydungthuchanh.vn

Youtube: Xây Dựng Thực Hành

TikTok: Xây Dựng Thực Hành

Fanpage: xaydungthuchanh.vn

 





Ảnh tác giả

Hey! Mình là Vương Danh Thắng – Kỹ sư QS – Admin – Nhà đào tạo QS, AutoCAD, Excel trên diễn đàn này.
Các khóa học của mình Ở ĐÂY.
Giúp mình đạt 100k Sub Youtube + 100k Follow Fan Page nhé!